0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Ăn gạo lứt có tốt không?

Bài viết khác

Gạo lứt được coi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Gạo lứt có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, táo bón, loãng xương…

Ăn gạo lứt có tốt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng cao như vậy nhưng ăn gạo lứt có tốt không, và có nên ăn thường xuyên, kết hợp như thế nào là vấn đề mà nhiều người quan tâm. 

 

Gao-lut-co-tot-khong
Gạo lứt có tốt không?

1. Gạo lứt tốt cho tim mạch

Gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao nên trở thành thực phẩm có lợi cho tim mạch. Khi ăn nhiều gạo lứt sẽ làm giảm các yếu tố gây bệnh tim, đặc biệt là bệnh mạch vành. Đặc biệt, gạo lứt không chỉ chứa chất xơ mà còn giàu lignans, đây cũng là hợp chất có thể giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim bao gồm giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm độ cứng của động mạch. Hàm lượng magie cao trong gạo lứt giúp bảo vệ mạch vành, giảm nguy cơ đột quỵ và suy tim. 

2. Gạo lứt tốt cho người bị tiểu đường

Mặc dù gạo lứt được biết đến là một trong những thực phẩm giàu carb nhưng nó cũng là thực phẩm kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, thậm chí là làm giảm insulin đột biến.

Gạo lứt có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp nên cơ thể sẽ tiêu thụ chúng chậm hơn, thì lượng đường trong máu cũng ít bị ảnh hưởng hơn.

Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa đường huyết cao như gạo trắng vì chúng làm tăng lượng đường trong máu, tăng insulin và ghrelin, là hormone thúc đẩy cơ thể có cảm giác đói. Chúng ta có thể giảm ghrelin bằng cách thay thế gạo trắng bằng gạo lứt nhằm giúp kiểm soát cơn đói ở những người mắc bệnh tiểu đường, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 nên bổ sung carbohydrate từ gạo lứt thay vì gạo trắng.

3. Gạo lứt giúp giảm cholesterol xấu

Gạo lứt cung cấp chất xơ hòa tan và tinh dầu trong gạo lứt giúp làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Mặt khác, một nghiên cứu năm 2005 trên Tạp chí Dinh dưỡng Thiết yếu Hoa Kỳ (American Journal of Clinical Nutrition) lại chỉ ra rằng dầu cám gạo mới có vai trò làm giảm cholesterol chứ không phải chất xơ.

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh đã chỉ ra rằng khả năng kháng insulin, tổng lượng cholesterol và cholesterol LDL trong cơ thể đều giảm sau khi dùng gạo lứt. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt có thể giúp tăng hàm lượng cholesterol có lợi (HDL) trong cơ thể.

4. Gạo lứt hỗ trợ làm giảm chứng tiểu đêm nhiều lần

Tiểu đêm nhiều lần là một trong số những biểu hiện của suy thận. Khi ăn gạo lứt, các chất thải như ure, creatinine sẽ giảm hẳn nên thận được giảm gánh nặng. Hơn thế, gạo lứt cung cấp một lượng lớn protein lành mạnh và các vi chất quan trọng nên cơ thể không lo bị thiếu hụt năng lượng và các acid amin cần thiết.

5. Gạo lứt giúp tăng cường sinh lực, giảm căng thẳng, mệt mỏi

Nhóm vitamin B (B1, B2, B3, B6, B9, B12) là nhóm vitamin có hàm lượng cao nhất trong gạo lứt. Đây là nhóm vitamin cực kỳ có lợi cho hoạt động của các tế bào. Nó cũng tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, hệ tim mạch, giúp trí óc minh mẫn và tinh thần sảng khoái.

Đọc thêm:1 kg gạo lứt bao nhiêu calo?

Những nguy hiểm khi dùng gạo lứt sai cách

Những nguy hiểm khi dùng gạo lứt sai cách
Những nguy hiểm khi dùng gạo lứt sai cách

 

Gạo lứt có tốt không thì chắc hẳn bạn đã biết, nhưng liệu gạo lứt có tác dụng phụ gì không? Lạm dụng hoặc dùng gạo lứt sai cách có thể dẫn đến những hệ lụy không đáng có:

  • Gạo lứt khá cứng và khó ăn nên nếu sử dụng liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, khó tiêu.
  • Những người mới ốm dậy, đang bị bệnh thì không nên ăn hạt gạo lứt trực tiếp, chỉ nên sử dụng tinh chất bột gạo lứt. Vì nếu ăn gạo lứt sẽ gây áp lực nên hệ tiêu hóa, cơ thể không hấp thu được dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng.
  •  Một số chất dinh dưỡng trong gạo lứt sẽ bị mất đi trong quá trình ngâm hoặc vo gạo. Nếu bạn ngâm quá lâu, vo quá kỹ thì gạo lứt không còn đảm bảo được chất dinh dưỡng như ban đầu nữa.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng được khuyến cáo là không nên sử dụng gạo lứt quá thường xuyên.
  • Cần phải đề phòng những loại gạo lứt có chứa nhiều chất bảo quản. Do phần màng gạo lứt dễ bị hư hỏng nên nhiều nhà sản xuất sử dụng khá nhiều chất bảo quản có hại cho sức khỏe. Nếu không may sử dụng loại gạo này thì không những không chữa được bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt

Khi được hỏi ăn gạo lứt có tốt không thì câu trả lời với nhiều người sẽ là có. Nhưng khi sử dụng gạo lứt cũng sẽ có một số chú ý sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  •  Nên sử dụng gạo lứt 2-3 lần một tuần.
  •  Không ngâm gạo lâu, không vo gạo kỹ, không được mở nắp khi đang nấu (vì sẽ bị bay chất dinh dưỡng).
  • Người ốm bệnh, trẻ em không nên dùng gạo lứt nguyên chất, chỉ nên dùng bột cám gạo lứt.
  • Nên lựa chọn kỹ loại gạo lứt an toàn, không có chất bảo quản, không có thuốc hóa học.

Qua bài viết trên của Orgavil thì các bạn đã biết được ăn gạo lứt có tốt không. Nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn phòng các bệnh nguy hiểm như ung thư hay loãng xương. Bạn có thể bổ sung thêm gạo lứt để thay đổi khẩu vị và tăng cường sức khỏe.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài viết mới