0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Canxi Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Canxi Đối Với Cơ Thể

Bài viết khác

Với chúng ta thì canxi nghe rất quen thuộc nhưng liệu bạn đã thực hiểu rõ được nó? Với những câu hỏi canxi là gì? Hay canxi quan trọng như thế nào? 

Canxi là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho nhiều chức năng cơ bản của cơ thể. Khoáng chất này cũng hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương, răng, tim mạch, não bộ và các hoạt động khác của cơ thể.

Orgavil đã thu thập thông tin, vậy giờ chúng ta hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây!

1. Canxi là gì?

Canxi (Calcium) là khoáng chất thiết yếu cấu thành nên xương và răng. So với trọng lượng cơ thể canxi chiếm 1,5 đến 2% và 99% canxi tồn tại trong xương, răng, móng, còn lại 1% ở trong máu.

Canxi kết hợp với photpho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Canxi tồn tại trong cơ thể dưới hai dạng:

  • Canxi trong xương: cấu tạo thành phần hoá học của xương bao gồm: 25% nước, 20% protein, 5% lipit, một lượng nhỏ glycosaminoglycan và gần 50% là chất khoáng, trong đó hầu hết chất khoáng là muối canxi.
  • Canxi ngoài xương: Lượng canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người bình thường không quá 10 g. Canxi ngoài xương cần thiết cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.

canxi la gi 2

Một số thông tin nhanh bạn có thể nắm bắt về canxi bao gồm:

  • Canxi đóng một vai trò trong nhiều chức năng cơ bản của cơ thể, bao gồm lưu thông máu, vận động cơ bắp và giải phóng hormone.
  • Cơ thể không sản xuất canxi, do đó hầu hết mọi người cần bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống và viên uống bổ sung.
  • Cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi. Điều này có nghĩa là thiếu vitamin D cũng có thể dẫn đến thiếu canxi.
  • Canxi quan trọng đối với phụ nữ trong việc cải thiện các triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt và phòng ngừa nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trung niên.
  • Thiếu canxi dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như tăng nguy cơ loãng xương, xương xốp, yếu và dễ gãy.
  • Quá nhiều canxi có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực, chẳng hạn như áo bón, đầy hơi và chướng bụng.

Cơ thể cần canxi để xây dựng và duy trì hệ thống xương chắc khỏe. Ngoài ra, canxi cũng cần thiết để duy trì khả năng trao đổi thông tin giữa não bộ và các bộ phận khác của cơ thể. Khoáng chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong các chuyển động của cơ bắp và chức năng tim mạch.

Canxi rất quan trọng đối với sức khỏe xương trong suốt cuộc đời. Khoáng chất này xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và một số sản phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, đôi khi calcium cũng có thể được bổ sung thông qua viên uống, thực phẩm chức năng.

2. Canxi quan trọng như thế nào?

Canxi là một khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người .Trong cơ thể người, thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng là canxi kết hợp với phospho, làm cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của thế bào và quá trình đông máu.

Đối với người lớn

  • Canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa những bệnh loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.
  • Canxi còn cần thiết cho hoạt động của tim. Nếu cơ thể thiếu canxi kéo dài,  cơ tim sẽ co bóp yếu, khi làm việc dễ mệt và hay vã mồ hôi.
  • Ngoài ra, canxi có vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh. Ở người già thiếu canxi dễ bị suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu,…

Đối với trẻ em

  • Nhờ có canxi sẽ giúp trẻ cao lớn, tăng cường cho khả năng miễn dịch và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
  • Với những trẻ thiếu canxi, trẻ sẽ chậm lớn, xương nhỏ và yếu dễ dẫn đến bệnh còi xương, chất lượng răng kém, dễ sâu và răng mọc không đều.
  • Bên cạnh đó, canxi rất quan trọng với hệ thần kinh của trẻ em, những trẻ bị thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, hay giật mình và dễ nổi cáu

Canxi Uống Lúc Nào Là Hợp Lý? Thừa Canxi Gây Hại Thế Nào

canxi quan trong nhu the nao

2.1. Tăng cường sức khỏe của xương

Có khoảng 99% calcium trong cơ thể tập trung ở xương và răng. Do đó, khoáng chất này cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng và duy trì mật độ xương trong suốt cuộc đời.

Ở trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên, calcium góp phần vào sự phát triển toàn diện của xương. Sau khi cơ thể ngừng phát triển, bổ sung đầy đủ calcium có thể giúp cơ thể duy trì mật độ xương và làm chậm quá trình mất xương, một quá trình tự nhiên xảy ra khi cơ thể lão hóa.

Ở phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh có thể bị mất mật độ xương với tỷ lệ cao hơn so với nam giới trong cùng độ tuổi. Do đó, phụ nữ trung niên và phụ nữ lớn tuổi thường dễ bị loãng xương hơn nam giới. Do đó, bác sĩ thường đề nghị phụ nữ sau 30 bổ sung calcium để hạn chế nguy cơ.

2.2. Hỗ trợ sự co cơ

Calcium cần thiết cho việc điều chỉnh cơ. Khi một dây thần kinh kích thích một cơ, cơ thể sẽ giải phóng calcium. Lúc này calcium có nhiệm vụ giúp cơ co lại. Ngược lại, khi cơ thể rút calcium ra khỏi cơ, cơ sẽ giãn ra.

2.3. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Quá trình đông máu là một quá trình phức tạp, liên quan đến một loạt các khoáng chất trong cơ thể, bao gồm canxi.

Ngoài ra, khoáng chất này cần thiết đối với chức năng của cơ bắp, chẳng hạn như duy trì hoạt động của cơ tim. Cụ thể, canxi làm giãn cơ trơn bao quanh các mạch máu, giúp máu lưu thông khắp cơ thể. Thậm chí có nhiều nghiên cứu cho rằng việc tiêu thụ đủ lượng canxi cần thiết có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp.

2.4. Giảm nguy cơ ung thư

Một số nghiên cứu cho rằng, việc bổ sung đầy đủ canxi hoặc thực hiện chế độ ăn uống giàu canxi có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết hoặc ung thư trực tràng. Tuy nhiên, ung thư thường phát triển trong nhiều năm, do đó các nghiên cứu cần được chứng minh thêm.

2.5. Các vai trò khác

Calcium là đồng yếu tố của nhiều loại enzym. Do đó, không có calcium, một số enzym trong cơ thể hoạt động không hiệu quả hoặc không thể hoạt động.

Vì vậy việc tiêu thụ đầy đủ lượng calcium cần thiết có thể hỗ trợ một số vai trò trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Giảm nguy cơ huyết áp cao khi mang thai;
  • Ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp ở người trẻ tuổi;
  • Giảm nguy cơ huyết áp cao ở những trẻ có mẹ tiêu thụ đầy đủ calcium trong thai kỳ;
  • Cải thiện nồng độ cholesterol trong cơ thể;
  • Giảm nguy cơ u tuyến đại trực tràng (không phải ung thư);
  • Hạn chế nguy cơ sỏi thận;
  • Hỗ trợ giảm cân theo thời gian hoặc giảm trọng lượng cơ thể.

canxi ion là gì

3. Canxi ion là gì? – Nồng độ canxi huyết

3.1. Hình thức canxi trong máu

Gần một nửa lượng canxi trong máu tồn tại dưới hai hình thức sau:

  • Canxi tự do (dạng ion Ca2+): Không bị ảnh hưởng bởi lượng albumin huyết thanh.
  • Canxi liên kết protein (chủ yếu là với albumin): Khi giảm 1g sẽ kéo theo tổng nồng độ canxi huyết thanh giảm khoảng 0,8 mg, và ngược lại.

Lượng canxi huyết thanh là tổng của hai dạng trên, nhưng thông thường bác sĩ sẽ đo albumin huyết thanhcanxi huyết thanh với nhau.

3.2. Tăng canxi huyết thanh

Khi các kết quả xét nghiệm đều cho thấy lượng canxi huyết thanh tăng, bệnh nhân được chẩn đoán tăng canxi máu (hypercalcemia). Có hai nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng này là: bệnh cường cận giáp và các bệnh ác tính.Đối với bệnh cường cận giáp, hormon tuyến cận giáp làm tăng lượng canxi bằng cách:

  • Tăng sự hấp thụ canxi trong tiêu hóa;
  • Giảm bài tiết canxi qua nước tiểu;
  • Tăng tái hấp thu canxi từ xương;

Mặt khác, các bệnh ác tính có thể làm tăng nồng độ canxi bằng hai cách sau:

  • Khối u tủy, ung thư phổi, vú, hoặc tế bào thận di căn đến xương và phá hủy xương, gây ra sự tái hấp thu, đồng thời đẩy canxi vào máu.
  • Các bệnh ung thư phổi, vú, hoặc tế bào thận có thể sản xuất một loại hormone tương tự như hormon tuyến cận giáp, khiến canxi huyết thanh.

Ngoài ra, thừa vitamin D đường uống cũng làm tăng hấp thụ canxi ở thận và đường tiêu hóa, khiến canxi huyết thanh tăng theo. Các bệnh nhiễm trùng tạo u hạt (sarcoidosis và bệnh lao) được cho là có liên quan với tình trạng tăng canxi huyết.

3.3. Giảm canxi máu

Hạ canxi máu xảy ra ở những bệnh nhân bị giảm albumin với các nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Suy dinh dưỡng: Đặc biệt là ở những người nghiện rượu.
  • Truyền tĩnh mạch lượng lớn: Truyền máu nhiều khiến các chất chống đông máu (muối citrate) gắn kết với canxi tự do trong máu của người nhận.
  • Một số nguyên nhân khác: Kém hấp thu đường ruột, suy thận, ly giải cơ vân, nhiễm kiềm, và viêm tụy cấp tính.

Giảm canxi máu lâu dài gây dẫn đến tình trạng hạ magie máu.

4. Nhu cầu canxi của cơ thể

Nhu cầu canxi của cơ thể được xác định dựa vào mối tương quan với Phospho. Đối với mọi lứa tuổi, tỷ số Ca/P mong muốn là tối thiểu là > 0,8, tuy nhiên tỷ số này tốt nhất là 1-1,5, đặc biệt đối với trẻ em. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về canxi (mg/ngày) theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý.

nhu cầu canxi của cơ thể

Theo sách nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2007

Nhóm tuổi/tình trạng sinh lý Nhu cầu canxi (mg/ ngày)
Trẻ em (Tháng tuổi) < 6 tháng tuổi 300
6 – 11 tháng tuổi 400
Trẻ nhỏ (Năm tuổi) 1 – 3 tuổi 500
4 – 6 tuổi 600
6 – 9 tuổi 700
Nam vị thành niên (Tuổi) 10 -18 tuổi 1000
Nữ vị thành niên (Tuổi) 10 – 18 tuổi 1000
Nam giới trưởng thành (Tuổi ) 19 – 49 tuổi 700
từ 50 tuổi trở lên 1000
Nữ giới trưởng thành (tuổi) 19 – 49 tuổi 700
từ 50 tuổi trở lên 1000
Phụ nữ mang thai (trong suốt thời kỳ mang thai) 1000
Phụ nữ đang cho con bú (Trong suốt thời kỳ cho con bú) 1000

Theo khuyến cáo, việc bổ sung canxi nên được thực hiện thông qua các nguồn thực phẩm, chẳng hạn như sữa, rau lá xanh và đậu phụ. Tuy nhiên, nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng viên uống đối với một số người.

Do nhu cầu khác nhau ở từng cá nhân, do đó việc bổ sung calcium cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài viết mới