0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ cha mẹ không nên bỏ qua

Bài viết khác

Dấu hiệu trẻ tự kỷ đôi khi sẽ không được bộc lộ rõ ràng, nên bố mẹ hay giáo viên chuyên ngành mầm non thật sự rất khó để nhận biết được điều này. Nếu nhận ra những dấu hiệu này, thì quá trình can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ sẽ diễn ra thuận lợi. Song đối với nhiều trường hợp không có biểu hiện và không được can thiệp kịp thời thì việc chữa trị trở nên khó khăn và nặng nề hơn rất nhiều. Dù có can thiệp như nào đi chăng nữa thì tỉ lệ thu về cũng chỉ còn 30-50% kết quả thành công. 

Do vậy, khi nhận thấy như đặc điểm, dấu hiệu trẻ tự kỷ sẽ giúp bố mẹ can thiệp kịp thời và khắc phục những hậu quả nặng nề mà hội chứng tự kỷ mang lại. 

Dấu hiệu trẻ tự kỷ

Đầu tiên, chúng ta cần nắm bắt rõ về định nghĩa của chứng tự kỷ cũng như nguyên nhân gây ra căn bệnh này khi tìm hiểu các biểu hiện tự kỷ ở trẻ em. 

Mỗi một cá thể, tùy thuộc vào mức độ, trong độ tuổi khác nhau sẽ xuất hiện những biểu hiện tự kỷ khác nhau. Sau đây Orgavil sẽ chỉ ra cho bạn đọc các dấu hiệu cho thấy trẻ tự kỷ theo từng giai đoạn phát triển của trẻ em. 

Đọc thêm: Trẻ tự kỷ có hay cười không?

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng

dau-hieu-trieu-chung-tre-tu-ky
Dấu hiệu của trẻ tự kỷ đưới 12 tháng tuổi

Trẻ dưới 12 tháng thường là độ tuổi dễ bị mắc chứng bệnh tự kỷ nhất và có biểu hiện không rõ ràng, cụ thể ra bên ngoài nên bố mẹ thường xuyên không chú ý và không biết con mình đang tự kỷ. Một số dấu hiệu trẻ tự kỷ duwois 12 tháng mà bố mẹ cần quan tâm để phòng ngừa và bảo vệ khỏi căn bệnh này:

  • Ít cười: những đứa trẻ bình thường khi bước vào độ 1 tuổi thường thích cười, có biểu hiện vui vẻ nếu được cùng trò chuyện, đùa giỡn. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ thì ít hoặc thậm chí không cười. 
  • Ít bắt chước hành động của người lớn: nếu trẻ khi đã bước vào giai đoạn 9 tháng trở đi mà không có dấu hiệu bắt chước hành động, cử chỉ hay âm thanh thì khả năng cao trẻ bị mắc hội chứng tự kỷ. 
  • Chậm tập nói: giai đoạn gần 1 tuổi, bé bắt đầu bập bẹ từng câu chữ, âm thanh, từ ngữ đơn giản. Nếu như bé không có dấu hiệu này thì khả năng cao đã bị tự kỷ. 
  • Không gây ra sự chú ý: nếu bé im lặng, không cười, không nói, không có bất kỳ phản ứng nào thì đó là biểu hiện bất thường. 
  • Thiếu điệu bộ và cử chỉ: khoảng 1 tuổi bé thường vẫy tay, bò, dùng tay để cầm nắm đồ chơi thậm chí là biết đi. Nhưng với đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ thường thiếu đi những điệu bộ, cử chỉ thông thường này. 

Đọc thêm: Phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói tại nhà

Dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ dưới 24 tháng

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 24 tháng

Càng lớn thì dấu hiệu này được bộc lộ rõ ràng hơn, bố mẹ, gia đình có thể dễ dàng quan sát và nhận biết. Biểu hiện tự kỷ ở trẻ 2 tuổi cụ thể như:

  • Trẻ không nói được câu dài có 2 từ trở lên mà chỉ nói câu ngắn từ. Nếu ở mức độ tự kỷ nặng thậm chí trẻ không nói chuyện, không trả lời, không có bất kỳ phản ứng khác lạ nào. 
  • Không có sự tương tác với những người xung quanh, không nhìn lâu vào người đối diện nhưng lại có thể tập trung vào một món đồ nào đó và có động tác lặp đi lặp lại đơn điệu trong khoảng thời gian dài.
  • Chỉ rập khuôn, lặp đi lặp lại vài cử chỉ, động tác nhất định. Thực hiện các hành động một cách vô thức, không có mục đích cụ thể. 
  • Một số trẻ dễ dàng nổi nóng, kích động, chống lại bố mẹ khi cảm thấy không hài lòng và khó chịu. 

Đọc thêm: Có nên cho trẻ tự kỷ học trường chuyên biệt không?

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tự kỷ

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ

Đa số mọi người đều có suy nghĩ rằng trẻ sơ sinh, mới đẻ thường rất nhỏ thì làm sao có thể mắc bệnh – đây là một hội chứng tâm lý. Nhưng trên thực tế, những nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ có thể do di truyền từ bố mẹ, hoặc trong quá trình mang thai người mẹ mắc phải vài bệnh lý. Do vậy, rất nhiều bé mới chỉ vài tháng tuổi đã có dấu hiệu bị bệnh tự kỷ. Tuy nhiên để nhận biết được điều này là vô cùng khó khăn bởi lúc này trẻ còn quá nhỏ. 

  • Chậm nói, ít cười, không hay biểu cảm trên khuôn mặt, không có sự giao tiếp bằng ánh mắt với mọi người, thiếu sự linh hoạt
  • Chậm vận động: các mốc để phát triển vận động như trườn, lăn, bò của bé thường chậm hơn những người bạn đồng trang lứa. 
  • Lặp đi lặp lại một số động tác nhất định. 

Trước những ảnh hưởng “nặng nề” mà hội chứng tự kỷ gây ra cho chính các bạn nhỏ, bố mẹ và những người thân trong gia đình cần gần gũi với trẻ, chủ động quan tâm hơn về con em của mình. Đồng thời, tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh hội chứng tự kỷ để dễ dàng nhận thấy dấu hiệu trẻ tự kỷ. Nếu đã nắm rõ các biểu hiện này, chúng ta cần tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất sớm can thiệp và giáo dục trẻ tự kỷ giúp hòa nhập với cộng đồng. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài viết mới