0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

7+ Dấu Hiệu Trẻ Tự Kỷ Cha Mẹ Phải Biết

Bài viết khác

Con có nhiều biểu hiện lạ, không giống như các bạn cùng trang lứa. Bạn đang lo lắng không biết con mình bị tự kỷ không. Hãy cùng Orgavil đọc bài sau để nhận biết các dấu hiệu trẻ tự kỷ và nhớ kiểm tra xem bé nhà mình có biểu hiện nào không nhé.

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ cha mẹ cần phải biết

dau hieu tre tu ky
Nhận biết các dấu hiệu trẻ tự kỷ

1. Kỹ năng xã hội

Con tự kỷ thường không tương tác hoặc không quan tâm mọi người theo cách bình thường. Con tự kỷ có thể:

  1. Không thích được cha mẹ ôm.
  2. Tỏ ra không quan tâm với những việc xảy ra ở xung quanh.
  3. Tỏ ra không thích thú với đồ chơi.
  4. Thường không giao tiếp bằng mắt và hài lòng khi ở một mình.
  5. Khi trẻ lớn dần lên, trẻ có vẻ không tỏ ra thông cảm với mọi người, hoặc gặp khó khăn để hiểu cảm xúc của người khác như là đau, buồn, và cũng không chia sẻ cảm xúc của mình.
  6. Không kết bạn với trẻ cùng độ tuổi.
  7. Không hứng thú với việc chia sẻ niềm vui, sở thích, hay thành tích của mình với mọi người.

2. Ngôn ngữ nói, viết, và giao tiếp

Khiếm khuyết về giao tiếp là một trong những biểu hiện điển hình của con tự kỷ.

a. Nội dung giao tiếp

Nội dung giao tiếp của con có thể chỉ hạn chế trong một vài chủ đề hoặc một vài từ. Trên thực tế, khoảng 40% con tự kỷ không hề nói.

b. Nhại lời

Một số con có hành vi nhại lời. Nói nhại là thuật ngữ để chỉ sự lặp lại vô thức và không có ý nghĩa của lời nói. Những con nói nhại có thể lặp lại từ, một đoạn hay thậm chí cả một câu. Con tự kỷ có thể nhại lại một đoạn quảng cáo trên tivi hoặc một bài hát đã được nghe trong quá khứ. Giọng nói của con đều đều, không có ngữ điệu hay lên trầm xuống bổng. Con có thể nói quá to hoặc quá nhỏ, và dường như không thể điều chỉnh âm lượng của giọng nói của mình.

c. Giao tiếp

Khó khăn trong các cuộc nói chuyện cũng là một vấn đề khác của những người tự kỷ. Điều này có thể bao gồm khó khăn trong việc bắt đầu một câu chuyện.

Ngoài ra, người tự kỷ gặp khó khăn trong việc tiếp tục một cuộc hội thoại đã được bắt đầu. Một số trẻ tự kỷ có thể nói tốt và có thể kiểm soát một số chủ đề nhất định, nhưng con có thể không hiểu tương tác qua lại hiển nhiên trong một cuộc trao đổi và có thể cứ nói liên tục.

Giao tiếp không lời cũng có thể là một vấn đề. Con tự kỷ có thể không hiểu cử chỉ như chào tạm biệt hoặc đưa tay ra để bắt tay. Con thường không thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể, như là trao đổi bằng mắt hoặc biểu cảm trên khuôn mặt.

Đại từ nhân xưng cũng có vẻ là một vấn đề khó khăn. Con có thể nói “tôi” trong khi muốn chỉ “bạn” và ngược lại.

Con tự kỷ có thể không hiểu được những dấu hiệu trong giao tiếp xã hội, vì thế ứng xử xã hội của trẻ cũng là một vấn đề. Con có thể đứng quá gần với người đối diện, có thể ôm hoặc hôn người lạ, hoặc có thể chỉ nói về một chủ đề quá lâu.

Con tự kỷ gặp khó khăn trong việc hiểu một việc từ quan điểm của người nghe, vì thế không hiểu được diễn biến của cuộc đối thoại.

Ví dụ, trẻ có thể không hiểu rằng một người có ý hài hước hoặc mỉa mai. Trẻ có thể hiểu từng từ trong câu nhưng không thể suy đoán ra ẩn ý chứa trong câu đó.

3. Hành vi lặp đi lặp lại

Con tự kỷ có thể trở nên rất thích thú với những động tác lặp đi lặp lại như xoay tròn bánh xe, bật tắt công tắc, hay đóng cửa.

Con có thể xoay vòng tròn hoặc xem một cuộn băng hàng trăm lần.Con cũng có những hành vi rập khuôn như đung đưa người, vỗ tay, và những tư thế không bình thường như đi nhón chân.

4. Sự cứng nhắc trong lịch trình

Con tự kỷ thích một lịch trình cố định. Những thay đổi trong lịch trình đó có thể làm con buồn hoặc lo sợ. Ngay cả những thứ có vẻ rất bình thường như đi đến trường bằng một con đường khác hay một chiếc bánh có hình dạng khác cũng thể khiến con lo lắng.

5. Thích thú đặc biệt với một bộ phận của vật

Con tự kỷ thường chú ý tới một phần của vật hơn là toàn thể vật đó, ví dụ như bánh xe thay vì cả cái xe ô tô.

6. Thoái lui phát triển

Ở một số con, những dấu hiệu đầu tiên của tự kỷ xuất hiện từ thời kỳ sơ sinh và được chẩn đoán khoảng trước 3 tuổi. Ở một số con khác, sự phát triển có vẻ bình thường cho tới năm 2 tuổi rồi sau đó thoái hóa dần dần.

7. Sự phát triển không nhất quán của thần kinh

Con tự kỷ phát triển không giống với các bé khác. Việc phát triển các kỹ năng như ngôn ngữ, vận động, nhận thức, và kỹ năng xã hội diễn ra ở tốc độ tương đối đồng đều với các bé khác, nhưng ở con tự kỷ, các lĩnh vực này không có sự phát triển đồng đều.

Con tự kỷ có thể có khả năng nhận thức xuất sắc và có thể giải các bài toán phức tạp hay có một vốn từ phong phú, nhưng lại gặp khó khăn trong việc trao đổi những ý tưởng của mình, đợi đến lượt, hay hiểu sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt hay trong giọng nói.

Nếu phát hiện bé nhà mình có các dấu hiệu trẻ tự kỷ thì bạn nên cho bé đến bệnh viện để bác sĩ khám, kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài viết mới