0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Dinh dưỡng có ảnh hưởng như nào tới trẻ tự kỷ?

Bài viết khác

Tự kỷ hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại ở trẻ em trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Cho đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân và cách chữa trị tận gốc, tuy nhiên vấn đề dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ trong các bữa là vô cùng quan trọng.

Có thể bạn quan tâm: 7+ Dấu Hiệu Trẻ Tự Kỷ Cha Mẹ Phải Biết

Bạn phải hiểu rằng nếu con bạn mắc chứng tự kỷ thì thực phẩm không chỉ là thức ăn khoái khẩu, những thứ con bạn ăn có thể có tác động tích cực hay tiêu cực lớn đến bộ não và chức năng cơ thể của trẻ. Vì vậy, chúng ta cần điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp có thể giảm triệu chứng của bệnh, giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.

7 vấn đề về dinh dưỡng thường gặp ở trẻ tự kỷ

  1. Thiếu hụt dinh dưỡng
  2. Các vấn đề ăn uống
  3. Dị ứng thức ăn
  4. Không dung nạp thực phẩm
  5. Rối loạn tiêu hóa
  6. Tiếp xúc với độc tố thần kinh
  7. Nhạy cảm với hóa chất

Để biết chính xác dinh dưỡng tác động tới con của bạn như thế nào hãy cùng làm rõ về “Mối liên hệ giữa bệnh tự kỷ và dinh dưỡng“.

Cả bạn và những người chăm sóc sức khỏe cho con bạn cần phải nhận ra rằng nếu không có dinh dưỡng thích hợp, con bạn sẽ không phát huy đầy đủ tiềm năng của mình, đặc biệt khi con được can thiệp trị liệu nếu không kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến trẻ tự kỷ

dinh duong cho tre tu ky

Sự phát triển và chức năng của não

Nếu con bạn ăn không đủ lượng chất dinh dưỡng chủ chốt như Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo thiết yếu nào đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và chức năng của não, điều này sẽ làm ảnh hưởng sự sản xuất chất dẫn chuyền thần kinh, sự tổng hợp vỏ myelin của não, oxi hóa glucose ở não, và các quá trình nhìn, nhận thức của trẻ. Nếu trẻ ăn quá nhiều đường và các phụ gia nhân tạo, nó có thể làm tổn thương chức năng não của trẻ, góp thêm phần vào các vấn đề hành vi và vấn đề học tập.

Quá trình khử độc

Do khả năng tự đào thải chất độc, kim loại nặng ở trẻ tự kỷ kém . Vì vậy con của bạn cần phải bổ sung kẽm, selen, magiê, beta carotene, vitamin A vitamin E, và choline để giúp gan loại bỏ các độc tố thần kinh có hại như thủy ngân, chì, arsenic, cadmium, dioxin và các dung môi khỏi của cơ thể một cách tự nhiên.

Tiếp xúc với các độc tố thần kinh này sẽ gây hại cho não và hệ thần kinh trung ương của con bạn, điều này có thể làm cho trẻ có chỉ số IQ thấp hơn, học kém, thiếu chú ý, hiếu động thái quá, bốc đồng, hành vi bắt buộc, gây gổ, bạo lực, nói khó khăn, trí nhớ suy giảm, rối loạn chức năng vận động, chậm phát triển, và chậm phát triển tâm thần.

Hệ tiêu hóa

Nhiều trẻ tự kỷ thường gặp vấn đề về hệ tiêu hóa và miễn dịch đòi hỏi một nguồn cung cấp đều đặn các vitamin và khoáng chất để ruột hoạt động bình thường. Nếu con bạn bị thiếu dinh dưỡng điều này có thể làm giảm sự tăng trưởng tế bào mới trong đường tiêu hóa của trẻ và ảnh hưởng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, gây ra một số phản ứng dị ứng thực phẩm ở trẻ làm giảm hoạt động não bộ.

Sự tạo hồng cầu

Sự tạo hồng cầu là quá trình các tế bào hồng cầu được sinh ra, thông thường xảy ra trong tủy xương. Hồng cầu là phương tiện vận chuyển oxy tới não và trên khắp cơ thể chúng ta. Chất dinh dưỡng chủ yếu hỗ trợ quá trình này bao gồm sắt, vitamin B6, đồng, folate, vitamin B12, vitamin C và vitamin E. Chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng trên có thể gây ra thiếu máu, điều này dẫn đến khó chịu, đau đầu, chán ăn, thờ ơ, hiếu động thái quá kết quả học kém dẫn đến tình trạng của con ngày càng xấu đi.

Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối trẻ tự kỷ, mặc dù vấn đề dinh dưỡng không phải là nguyên nhân dẫn đến ADHD hay Rối loạn phổ tự kỷ, nhưng chúng là yếu tố khiến cho vấn đề của trẻ trở nên nặng hơn hay nhẹ hơn.

Vì vậy, việc đầu tiên là chuyển chế độ ăn của trẻ tới một chế độ ăn lành mạnh bao gồm cả hai việc: Loại bỏ tất cả các thành phần nhân tạo không cần thiết và sử dụng thực phẩm lành mạnh. Cha mẹ hãy đồng hành cùng con và xây dựng chế ăn thích hợp cho con. Mỗi vấn đề dinh dưỡng của con bạn được xử lý và giải quyết cho thấy vấn đề sức khỏe và hành vi của trẻ được cải thiện đáng kể. Trẻ sẽ hoạt động tốt hơn và đáp ứng tốt hơn với mọi hướng điều trị cho trẻ.

Tổng Hợp: Nương Nguyễn
Nhóm: Thắp Đèn Xanh – Đồng Hành Cùng Con VIP

Tài liệu tham khảo :

  • Cornish, E. (1998). A balanced approach towards healthy eating in autism. Journal of Human Nutrition and Dietetics
  • Schreck, K. A., Williams, K., & Smith, A. F. (2004). A Comparison of Eating Behaviors Between Children with and Without Autism. Journal of Autism and Developmental Disorders,
  • Eating for Autism: The 10-Step Nutrition Plan to Help Treat Your Child’s Autism, Asperger’s, or ADHD .

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài viết mới