Canxi là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, cung cấp đầy đủ canxi hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, giúp người trưởng thành phòng tránh được các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là khi tuổi đã cao. Tuy nhiên, nếu bổ sung canxi không đúng cách thì cơ thể bạn sẽ xảy ra những vấn đề gì? Vậy hãy cùng Orgavil tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi “Dư canxi sẽ bị gì?”
Dù là các vitamin bổ sung rất tốt cho cơ thể, tưởng rằng có cho càng nhiều thì càng tốt, song điều đó không đúng như nhiều người nghĩ. Nếu cho nhiều cũng gây nên bệnh thừa vitamine, nếu thiếu gây bệnh thiếu vitamine. Tương tự như vậy, nếu thừa hoặc thiếu canxi cũng sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hại cho con người. Như bạn đã biết, thành phần canxi rất cần thiết và có vai trò quan trọng để xương phát triển và cơ thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt là với trẻ em và phụ nữ ngoài 30 tuổi. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em, gây nhiều bệnh cho người trưởng thành. Nhưng thừa canxi cũng để lại những hậu quả xấu cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Vai trò của canxi
Canxi là thành phần quan trọng nhất, chiếm khoảng 70% trọng lượng xương, giúp xương phát triển, tăng trưởng chiều cao. Đối với hệ thần kinh, canxi tham gia vào hoạt động của tuyến yên, đảm bảo sự dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh với nhau và giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác.
Canxi rất quan trọng đối với vận động của cơ bắp, cơ tim, cơ trơn giúp duy trì nhịp đập của tim, sự đông đặc của máu và hoạt động chuyển hóa của các cơ quan. Ngoài ra, canxi còn tham gia vào quá trình tiêu diệt những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Dư canxi sẽ bị gì?
Cần bao nhiêu canxi là đủ?
Mỗi độ tuổi sẽ cần bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể (theo tổ chức Y tế Thế giới WHO) theo tiêu chí dưới đây:
- Trẻ em 0 – 1 tuổi: Cần 400mg – 600mg /ngày.
- Trẻ em 1 – 10 tuổi: Cần 800 mg /ngày.
- Người lớn 11 – 24 tuổi: Cần 1200 mg /ngày.
- Người lớn 24 – 50 tuổi: Cần 800mg – 1000mg /ngày.
- Phụ nữ có thai, người cao tuổi: Cần 1200 mg – 1500 mg /ngày
Dư canxi sẽ bị gì?
Sự thừa canxi từ nguồn thực phẩm thì phần thừa sẽ được thải ra ngoài qua đường tiểu. Còn canxi thừa do thuốc khó đào thải ra ngoài sẽ gây sỏi thận, tăng canxi máu, táo bón, buồn nôn, ăn không ngon, đau xương… Điều đáng ngại hơn, trẻ có thể bị lùn do thừa canxi. Điều này được lý giải như sau: Hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương, ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển chiều cao, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao vì cốt hóa xương sớm. “Dư canxi sẽ bị gỉ?”
1. Táo bón là dấu hiệu thừa canxi giai đoạn nhẹ
Canxi là một chất mà cơ thể khó hấp thu hết hoàn toàn. Theo nghiên cứu, trẻ nhỏ có thể hấp thu 60% lượng canxi được cung cấp, người trưởng thành có tỉ lệ này thấp hơn từ 15 – 20%.
Lượng canxi dư thừa còn lại kết hợp với chất xơ trong thực vật dẫn đến kết tủa canxi và bị đào thải ra ngoài. Canxi có tính hút nước cao, khi đi tới ruột non, chúng hút cạn nước làm phân rắn và cứng gây ra tình trạng táo bón.
2. Đau bụng, buồn nôn
Đau bụng, buồn nôn là một trong những biểu hiện thừa canxi. Bởi dư thừa canxi khiến cho tuyến cận giáp sản xuất hormone với số lượng lớn. Điều này làm tăng nguy cơ bị bệnh cường giáp – căn bệnh khiến chúng ta cảm thấy buồn nôn.
Ngoài ra, thừa canxi còn ảnh hưởng tới dạ dày và gây ra cảm giác khó chịu.
3. Biếng ăn
Biếng ăn là dấu hiệu thừa canxi không chỉ có ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng gặp phải. Thừa canxi gây ảnh hướng tới hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, ăn không ngon miệng và làm giảm việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Điều này khiến cơ thể bạn xanh xao, mệt mỏi và suy dinh dưỡng.
4. Đau xương và các cơ
Trong hầu hết các trường hợp, lượng canxi dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân gây ra tình trạng vôi hóa xương khiến xương bị yếu đi, kém linh, hoạt, dễ gãy hơn. Ngoài ra, thừa canxi còn gây co cơ, chuột rút, đau nhức các cơ.
5. Thường xuyên mệt mỏi và mất tập trung
Dư canxi làm cho lượng canxi trong máu tăng, gây cản trở hoạt động của não, dẫn đến mất tập trung, thờ ơ và mệt mỏi, nặng hơn còn có thể gây ra trầm cảm. “Dư canxi sẽ bị gì?”
Bạn cũng nên biết: Dư canxi ở phụ nữ mang thai có hại như thế nào?
Phụ nữ có thai cần bổ sung canxi để cung cấp cho thai nhi, giúp ích cho quá trình hình thành xương, hộp sọ, răng, cơ của em bé. Dư canxi ở phụ nữ mang thai có hại như thế nào? Mẹ bầu thiếu canxi thường có các biểu hiện như:
- Người mệt mỏi
- Đau lưng, đau mỏi xương khớp
- Đau răng, sâu răng
- Tê chân
- Chuột rút
- Mất ngủ
Mẹ bầu thiếu canxi còn ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi như:
- Chậm phát triển
- Còi xương bẩm sinh
- Khò khè bẩm sinh
- Dị dạng xương
Một số vai trò của canxi đối với bà bầu bao gồm:
- Cung cấp cho sự phát triển của bé, giúp bé phát triển hệ xương toàn diện và khỏe mạnh.
- Tham gia điều hòa quá trình đông máu, tạo điều kiện cho sự đông máu tự nhiên.
- Bảo vệ mẹ chống loãng xương, xốp xương, xương yếu dễ gãy do thiếu canxi.
- Duy trì nhịp tim ổn định và các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.
- Là nguyên liệu cần thiết cho sản xuất sữa mẹ sau sinh.
- Giảm nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu, ngăn ngừa cao huyết áp.
Trong thời gian mang thai, nhu cầu canxi của người mẹ tăng cao, vì vậy bà bầu cần chú ý bổ sung canxi cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình phát triển, thai nhi thường sử dụng canxi từ người mẹ để tạo xương cho sự lớn lên. Vì vậy, thai phụ nên bổ sung canxi. Nhu cầu canxi ở thai phụ tăng lên theo thời gian, quý I khoảng 800mg/ngày, quý II của thai kỳ khoảng 1.000mg, quý III là 1.500mg do hệ xương của bé ngày càng phát triển nên nhu cầu canxi của mẹ cũng tăng dần. Chị đang ở quý II của thai kỳ nên cần khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày. Song việc bổ sung canxi cần theo chỉ định của bác sĩ và được bác sĩ theo dõi trong suốt thai kỳ, không tự ý bổ sung bằng thuốc có chứa canxi, lợi bất cập hại.
Dư canxi khi mang thai khiến quá trình trao đổi dưỡng chất giữa mẹ và thai nhi kém đi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và phát triển của thai nhi. Mẹ bầu thừa canxi khi mang thai khiến bé sinh ra hấp thu kém, suy dinh dưỡng, xương bị biến dạng…
Đối với thai nhi:
Thai nhi rất dễ bị tăng nồng độ canxi trong máu.
Khi chào đời, xương hàm có thể bị rộng hoặc nhô ra trước, thóp bị kín sớm gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Đối với bà bầu:
Thừa canxi khi mang thai cũng khiến bà bầu gặp phải một số rối loạn, tăng nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu, nguy hiểm hơn là có thể bị sỏi thận.
Thừa canxi làm cơ thể giảm hấp thu chất dinh dưỡng: Dư canxi sẽ gây thiếu sắt và kẽm làm giảm hoạt động của cơ thể gây hạ huyết áp và nhịp tim không đều ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của các tế bàoDư canxi gây bệnh rối loạn tiêu hóa: Khi ăn uống không còn ngon miệng, đau bụng, tiêu chảy, có khi bị táo bón là có thể do bổ sung canxi quá nhiều
Tuy nhiên, bà bầu bị dư canxi ở mức độ nhẹ sẽ khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng khác khi mang thai.