Gạo lứt là loại thực phẩm được yêu thích bởi hương thơm và dinh dưỡng cao mà nó đem lại. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa hiểu rõ về những tác dụng to lớn của nó.
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt hay còn gọi là gạo lằn, gạo lật, là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các sinh tố và các vi lượng.
Gạo lứt được đánh giá cao trong ngăn chặn tiểu đường, giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ quá trình giảm cân, nâng cao sức đề kháng và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngày nay, gạo lứt thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày, tiêu chảy, giun đường ruột, ứ nước, vàng da, bỏng, thiếu thiamin, chảy máu mũi, nôn ra máu, sốt, viêm, trĩ, liệt, vẩy nến,… Ngoài ra, nó cũng có vai trò như một chất kích thích sự thèm ăn, chất làm dịu, làm se vết thương hoặc làm thuốc bổ.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
Nhờ giữ được lớp vỏ bên ngoài hạt gạo mà gạo lứt giàu dinh dưỡng hơn hẳn các loại gạo khác. Cụ thể về thành phần dinh dưỡng của 100g gạo lứt:
- Năng lượng: 370 kcal
- Carbohydrate: 77,24g (trong đó có đường 0,85g, chất xơ 3,5g)
- Chất béo: 2,92g
- Chất đạm: 7,94g
- Vitamin: vitamin B1 (0,401mg), vitamin B2 (0,093mg), vitamin B3 (5,091mg), vitamin B5 (1,493mg), vitamin B6 (0,509mg), vitamin B9 (20μg)
- Khoáng chất: Canxi (23mg), sắt (1,47mg), magie (143mg), mangan (3,743mg), phốt pho (333mg), kali (223mg), natri (7mg), kẽm (2,02mg)
- Nước: 10,37g
Đặc biệt, gạo lứt còn chứa nhóm chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và phenol, giúp ngăn ngừa cơ thể không bị stress oxy hóa – một trong nhưng yếu tố chính gây ra các căn bệnh như ung thư, tim hoặc lão hóa sớm. Các chất chống oxy trong gạo lứt hoạt động mạnh mẽ, giúp ngăn chặn các tổn thương tế bào gây ra do các gốc tự do và giảm các tình trạng viêm.
Tác dụng của gạo lứt
Từ những thông tin về thành phần dinh dưỡng, chúng ta có thể thấy được gạo lứt là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Vậy ăn gạo lứt có tác dụng gì?
1. Giúp giảm cân hiệu quả
Các hàm lượng chất xơ của gạo lứt giúp tăng cảm giác no lâu. Từ đó sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp chuyển hóa các chất có lợi hơn.
2. Hỗ trợ quá trình giải độc trong cơ thể
Gạo lứt có chứa acid alpha lipoic có khả năng giải độc tố trong cơ thể, nhất là độc tố kim loại nặng tích tụ trong gan, thận. Các chất chống oxy hóa mạnh ở gạo lứt sẽ giúp quá trình giải độc tốt hơn.
3. Cải thiện trí nhớ
Trong gạo lứt có các chất có các chất giúp tạo ra enzim có khả năng ức chế chất prolyl-endopeptidase, tác nhân gây suy giảm trí nhớ.
4. Cải thiện chức năng gan, giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn
Các loại vitamin nhóm B và hợp chất Inositol, Phospholipid có khả năng tái tạo các tế bào gan tổn thương, ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn bên ngoài tấn công gan. Mặt khác, các chất chống oxy hóa khác trong gạo lứt sẽ giúp gan giải độc tố tốt hơn.
5. Tốt cho hệ tiêu hóa
Gạo lứt có nhiều chất xơ, hấp thụ vào cơ thể sẽ tăng khả năng hấp thụ. Những sợi xơ này gắn với các chất gây ung thư cũng như các chất độc trong cơ thể, rồi loại bỏ chúng và không cho chúng bám vào vách ruột.
6. Là thức ăn hoàn hảo cho trẻ
Gạo lứt là thực phẩm phù hợp cho các em bé do dinh dưỡng phong phú tự nhiên và chất xơ của nó. So với các sản phẩm ngũ cốc gạo trắng tinh chế, gạo lứt giúp trẻ sơ sinh phát triển nhanh chóng và trẻ mới biết đi ở vào thời gian đòi hỏi chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng giúp duy trì chu kỳ tăng trưởng nhanh chóng.
Sản phẩm sữa Miwako A+, Miwako của hãng Dale & Cecil có chứa gạo lứt, thơm ngon, dễ uống.
7. Gạo lứt hỗ trợ điều trị nhiễm nấm candida
Gạo lứt là sự thay thế hoàn hảo cho liệu trình điều trị bệnh nấm candida bởi các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và giàu tinh bột bị chỉ định cấm dùng trong quá trình điều trị bệnh nấm candida. Đặc tính dễ tiêu hóa tự nhiên và giàu chất xơ giúp làm dịu hệ tiêu hóa nhạy cảm khỏi sự phát triển quá trớn của các thực thể candida.
8. Cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể
Lớp màng ngoài của gạo chứa hai loại hợp chất là Sterol và Steroline có khả năng đẩy lùi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại. Từ đó, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh các loại bệnh.
9. Ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường
Những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là đang ở giai đoạn 2 thì nên sử dụng gạo lứt để hỗ trợ điều trị bệnh. Tổng lượng đường giải phóng từ gạo lứt thấp hơn 23,7% so với gạo trắng. Gạo lứt có tác dụng tăng cường chuyển hóa đường glucose thành năng lượng để làm giảm lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ một nửa chén gạo lứt hàng ngày làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường khoảng 60%.
10. Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
Gạo lứt có lượng Kali và Magie giúp bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa nguy cơ tích tụ chất béo ở thành mạch gây tình trạng xơ vữa động mạch. Hàm lượng chất xơ và Omega 3 trong gạo lứt cũng giúp giảm cholesterol.
Những lưu ý khi ăn
- Nên mua ở những nơi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ gạo trước khi mua, tránh mua phải gạo kém chất lượng
- Có thể ngâm gạo trước khi nấu nhưng không nên ngâm quá lâu.
- Mặc dù loại gạo này có lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng không thể thay thế gạo trắng và các thực phẩm khác như thịt, cá…
- Có thể bảo quản ở môi trường chân không tới 06 tháng ở nhiệt độ phòng.
- Không nên dự trữ quá nhiều gạo lứt vì lớp dầu tự nhiên của gạo có thể bị mất đi.
- Không nên để cơm gạo lứt quá lâu và hâm cơm gạo lứt quá một lần.
Do vậy, chúng ta nên bổ sung gạo lứt vào thực đơn hàng ngày, kết hợp linh hoạt với các loại thực phẩm khác vừa để thay đổi khẩu vị, vừa để tăng cường sức khỏe. Mong rằng bài viết đã giải quyết được câu hỏi gạo lứt là gì, gạo lứt có tác dụng gì.