0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Kiều mạch là gì? Kiều mạch có tác dụng gì?

Bài viết khác

Kiều mạch được biết đến như một loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo và yến mạch. Loại hạt này có hàm lượng khoáng chất và chất chống oxy hóa cao. Kết hợp kiều mạch trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân.

Kiều mạch là gì? 

Kiều mạch (tên khoa học là Fagopyrum esculentum) hay còn gọi là tam giác mạch, mạch ba góc, lúa mạch đen, sèo là một loại cây thuộc họ rau răm được Conrad Moench mô tả khoa học lần đầu năm 1794. 

Kiều mạch được thuần hóa và trồng ở Đông Nam Á lần đầu tiên vào khoảng 6000 năm TCN, từ đó lan sang Tây Á và Tây Tạng, sau đó đến khu vực Trung Đông và châu Âu. Kiều mạch được tìm thấy ở Trung Quốc vào khoảng 2600 TCN và Nhật Bản từ trước 4000 TCN.

Ở Việt Nam, tam giác mạch được trồng ở vùng núi cao phía bắc. Cây sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu ẩm và mát với nhiệt độ 15-22 độ C, sức chịu lạnh yếu.

Mạch ba góc là cây thân thảo hàng năm, có thể cao từ 0,4m tới 1,7m. Thân hình trụ, có thể phân nhánh, màu xanh hoặc đỏ. Lá đơn nguyên mọc cách, phiến lá hình tim hoặc mũi giáo, mép lá nguyên. Lá mọc bên dưới thân thường có phiến hình tim, có cuống lá, bẹ lá. Lá mọc phía trên ngọn cây thường có hình mũi giáo và không có cuống. Hoa mọc thành chùm ở đầu nhánh hoặc nách lá, hoa đơn tính, vòng bao hoa màu trắng hoặc đỏ phớt hồng. Quả dạng quả bế có 2 lớp vỏ, hình dạng 3 cạnh, màu nâu đen hoặc xám. Hạt có nội nhũ bột.

Cây kiều mạch thường nở hoa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 11, ở một số khu vực mùa hoa quả có thể muộn hơn.

Giá trị dinh dưỡng của kiều mạch

Các bộ phần trong kiều mạch đều có giá trị dinh dưỡng riêng:

  • Các bộ phận của cây đều chứa glucosid, chủ yếu là rutosid, trong đó nhiều nhất là ở lá chiếm 1,78 % – 7,92% và ở thân khoảng 0,09% – 1,4%. Ngoài ra, còn chứa quercetin, hyperin, acid protocatechic, …
  • Hạt chứa Aflatoxin và acid phytic.
  • Rễ chứa oxymethyl anthraquinon.
  • Bột quả chứa tinh bột 65%, protid 10-11% và đường 2%.

Đặc biệt, người ta còn nghiên cứu và tìm ra chất vitamin E, epicatechin (chất được nghiên cứu để điều trị đái tháo đường), squalene (chất dưỡng ẩm cho da) và rutin (là chất được sử dụng để làm thuốc phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu gây ra do tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch) trong cây kiều mạch. Đặc biệt chất rutin và epicatechin tập trung nhiều ở lá và hoa trong giai đoạn nở hoa.

gia-tri-dinh-duong-cua-kieu-mach-
Giá trị dinh dưỡng của kiều mạch

Kiều mạch chủ yếu có chứa các carb, nó cũng có chất xơ, tinh bột chất xơ và tinh bột kháng tốt, có thể cải thiện sức khỏe đại tràng. Hơn thế nữa, nó cung cấp một lượng nhỏ protein chất lượng cao.

Đọc thêm: Hạt quinoa là gì? Hạt quinoa có tác dụng gì?

Kiều mạch có tác dụng gì?

Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, kiều mạch có những tác dụng sau:

Ổn định, điều hòa lượng đường trong máu

Kiều mạch chứa nhiều chất xơ hơn gạo và yến mạch nên giúp cho cơ thể hấp thụ đường vào máu được ổn định.Trong một nghiên cứu về chuột mắc bệnh tiểu đường, chất cô đặc kiều mạch được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu xuống 12 -19.

Hiệu ứng này được cho là do hợp chất D-chiro-inositol độc đáo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng carb hòa tan này làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, hormone khiến các tế bào hấp thụ đường từ trong máu.

Ngăn ngừa bệnh sỏi thận

Kiều mạch chứa nhiều chất xơ không hòa tan, nên sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa được bệnh sỏi thận khi làm tăng tốc độ trong việc chuyển thức ăn từ từ đường tiêu hóa trên đi qua đại tràng. Đồng thời làm giảm bài tiết của axit mật giúp cho bộ phận này không cần hoạt động quá tải.

Giàu chất chống oxy hóa

Các polyphenol trong kiều mạch có tác dụng chống oxy hóa. Các chất này góp phần chống thoái hóa tế bào thần kinh và bảo vệ gan, bảo vệ DNA và giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư.

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Kiều mạch cũng chứa một lượng chất xơ cao, có khả năng cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, giảm đầy bụng khó tiêu, ngăn ngừa một số viêm nhiễm và các rối loạn đường ruột khác.

Kiều mạch giúp cải thiện chức năng tiêu hóa
Kiều mạch giúp cải thiện chức năng tiêu hóa

 

Những điều cần lưu ý khi dùng kiều mạch

  • Cần thận trọng khi dùng cho người có thể trạng yếu, mắc bệnh ung thư và người có cơ địa dễ dị ứng, người tỳ vị hư hàn.
  • Theo kinh nghiệm dân gian, trong thời gian dùng kiều mạch, nên kiêng cử phèn chua và thịt heo.
  • Một số nghiên cứu cho thấy, hạt kiều mạch có chứa sắc tố huỳnh quang màu đỏ. Khi ăn vào có dấu hiệu đau cổ họng, dị ứng ánh sáng, rát mũi, viêm niêm mạc mắt và viêm phế quản vì vậy khi sử dụng cũng nên thận trọng.
  • Mặc dù hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tuy nhiên không nên ăn một loại kiều mạch mà nên trộn với các loại ngũ cốc khác ( hạt ngô, gạo) để giảm tính nê trệ, giảm mệt mỏi.

Tác dụng phụ khi sử dụng kiều mạch

Ngoài gây ra phản ứng dị ứng ở một số người thì kiều mạch không gây ra tác dụng phụ nào cho những người sử dụng kiều mạch ở mức vừa phải. Dị ứng kiều mạch có nhiều khả năng xảy ra ở những người tiêu thụ kiều mạch thường xuyên và với số lượng lớn.

Một hiện tượng được gọi là phản ứng chéo dị ứng làm cho dị ứng này phổ biến hơn ở những người đã dị ứng với latex hoặc gạo.

Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban da, sưng tấy, rối loạn tiêu hóa và – trong trường hợp xấu nhất – sốc dị ứng nghiêm trọng.

Kiều mạch có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng đáng kể trong điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, chống xơ vữa mạch máu, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư. Kiều mạch là loại thực phẩm đáng đồng tiền bát gạo, các bạn có thể bổ sung thêm kiều mạch vào thực đơn hàng ngày.

Kiều mạch được biết đến như một loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo và yến mạch. Loại hạt này có hàm lượng khoáng chất và chất chống oxy hóa cao. Kết hợp kiều mạch trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân.

Kiều mạch là gì? 

Kiều mạch (tên khoa học là Fagopyrum esculentum) hay còn gọi là tam giác mạch, mạch ba góc, lúa mạch đen, sèo là một loại cây thuộc họ rau răm được Conrad Moench mô tả khoa học lần đầu năm 1794. 

Kiều mạch được thuần hóa và trồng ở Đông Nam Á lần đầu tiên vào khoảng 6000 năm TCN, từ đó lan sang Tây Á và Tây Tạng, sau đó đến khu vực Trung Đông và châu Âu. Kiều mạch được tìm thấy ở Trung Quốc vào khoảng 2600 TCN và Nhật Bản từ trước 4000 TCN.

Ở Việt Nam, tam giác mạch được trồng ở vùng núi cao phía bắc. Cây sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu ẩm và mát với nhiệt độ 15-22 độ C, sức chịu lạnh yếu.

Mạch ba góc là cây thân thảo hàng năm, có thể cao từ 0,4m tới 1,7m. Thân hình trụ, có thể phân nhánh, màu xanh hoặc đỏ. Lá đơn nguyên mọc cách, phiến lá hình tim hoặc mũi giáo, mép lá nguyên. Lá mọc bên dưới thân thường có phiến hình tim, có cuống lá, bẹ lá. Lá mọc phía trên ngọn cây thường có hình mũi giáo và không có cuống. Hoa mọc thành chùm ở đầu nhánh hoặc nách lá, hoa đơn tính, vòng bao hoa màu trắng hoặc đỏ phớt hồng. Quả dạng quả bế có 2 lớp vỏ, hình dạng 3 cạnh, màu nâu đen hoặc xám. Hạt có nội nhũ bột.

Cây kiều mạch thường nở hoa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 11, ở một số khu vực mùa hoa quả có thể muộn hơn.

Giá trị dinh dưỡng của kiều mạch

Các bộ phần trong kiều mạch đều có giá trị dinh dưỡng riêng:

  • Các bộ phận của cây đều chứa glucosid, chủ yếu là rutosid, trong đó nhiều nhất là ở lá chiếm 1,78 % – 7,92% và ở thân khoảng 0,09% – 1,4%. Ngoài ra, còn chứa quercetin, hyperin, acid protocatechic, …
  • Hạt chứa Aflatoxin và acid phytic.
  • Rễ chứa oxymethyl anthraquinon.
  • Bột quả chứa tinh bột 65%, protid 10-11% và đường 2%.

Đặc biệt, người ta còn nghiên cứu và tìm ra chất vitamin E, epicatechin (chất được nghiên cứu để điều trị đái tháo đường), squalene (chất dưỡng ẩm cho da) và rutin (là chất được sử dụng để làm thuốc phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu gây ra do tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch) trong cây kiều mạch. Đặc biệt chất rutin và epicatechin tập trung nhiều ở lá và hoa trong giai đoạn nở hoa.

gia-tri-dinh-duong-cua-kieu-mach-
Giá trị dinh dưỡng của kiều mạch

Kiều mạch chủ yếu có chứa các carb, nó cũng có chất xơ, tinh bột chất xơ và tinh bột kháng tốt, có thể cải thiện sức khỏe đại tràng. Hơn thế nữa, nó cung cấp một lượng nhỏ protein chất lượng cao.

Đọc thêm: Hạt quinoa là gì? Hạt quinoa có tác dụng gì?

Kiều mạch có tác dụng gì?

Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, kiều mạch có những tác dụng sau:

Ổn định, điều hòa lượng đường trong máu

Kiều mạch chứa nhiều chất xơ hơn gạo và yến mạch nên giúp cho cơ thể hấp thụ đường vào máu được ổn định.Trong một nghiên cứu về chuột mắc bệnh tiểu đường, chất cô đặc kiều mạch được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu xuống 12 -19.

Hiệu ứng này được cho là do hợp chất D-chiro-inositol độc đáo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng carb hòa tan này làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, hormone khiến các tế bào hấp thụ đường từ trong máu.

Ngăn ngừa bệnh sỏi thận

Kiều mạch chứa nhiều chất xơ không hòa tan, nên sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa được bệnh sỏi thận khi làm tăng tốc độ trong việc chuyển thức ăn từ từ đường tiêu hóa trên đi qua đại tràng. Đồng thời làm giảm bài tiết của axit mật giúp cho bộ phận này không cần hoạt động quá tải.

Giàu chất chống oxy hóa

Các polyphenol trong kiều mạch có tác dụng chống oxy hóa. Các chất này góp phần chống thoái hóa tế bào thần kinh và bảo vệ gan, bảo vệ DNA và giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư.

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Kiều mạch cũng chứa một lượng chất xơ cao, có khả năng cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, giảm đầy bụng khó tiêu, ngăn ngừa một số viêm nhiễm và các rối loạn đường ruột khác.

Kiều mạch giúp cải thiện chức năng tiêu hóa
Kiều mạch giúp cải thiện chức năng tiêu hóa

 

Những điều cần lưu ý khi dùng kiều mạch

  • Cần thận trọng khi dùng cho người có thể trạng yếu, mắc bệnh ung thư và người có cơ địa dễ dị ứng, người tỳ vị hư hàn.
  • Theo kinh nghiệm dân gian, trong thời gian dùng kiều mạch, nên kiêng cử phèn chua và thịt heo.
  • Một số nghiên cứu cho thấy, hạt kiều mạch có chứa sắc tố huỳnh quang màu đỏ. Khi ăn vào có dấu hiệu đau cổ họng, dị ứng ánh sáng, rát mũi, viêm niêm mạc mắt và viêm phế quản vì vậy khi sử dụng cũng nên thận trọng.
  • Mặc dù hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tuy nhiên không nên ăn một loại kiều mạch mà nên trộn với các loại ngũ cốc khác ( hạt ngô, gạo) để giảm tính nê trệ, giảm mệt mỏi.

Tác dụng phụ khi sử dụng kiều mạch

Ngoài gây ra phản ứng dị ứng ở một số người thì kiều mạch không gây ra tác dụng phụ nào cho những người sử dụng kiều mạch ở mức vừa phải. Dị ứng kiều mạch có nhiều khả năng xảy ra ở những người tiêu thụ kiều mạch thường xuyên và với số lượng lớn.

Một hiện tượng được gọi là phản ứng chéo dị ứng làm cho dị ứng này phổ biến hơn ở những người đã dị ứng với latex hoặc gạo.

Các triệu chứng có thể bao gồm phát ban da, sưng tấy, rối loạn tiêu hóa và – trong trường hợp xấu nhất – sốc dị ứng nghiêm trọng.

Kiều mạch có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng đáng kể trong điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, chống xơ vữa mạch máu, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư. Kiều mạch là loại thực phẩm đáng đồng tiền bát gạo, các bạn có thể bổ sung thêm kiều mạch vào thực đơn hàng ngày.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài viết mới