0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Probiotic Là Gì? Tác Dụng Của Probiotic Đối Với Cơ Thể

Bài viết khác

Có lẽ đối với chúng ta, Probiotics là từ đã nghe đến một cách rất quen thuộc rồi. Probiotic được nhắc đến khá nhiều trong các loại thực phẩm như sữa chua, phô mát,… Vậy probiotic là gì? Probiotic có tác dụng gì?

Probiotic Là Gì?

Theo các nhà nghiên cứu, Probiotics thường được định nghĩa là các chủng vi khuẩn sống khi được uống đủ lượng sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho người dùng. Nói một cách dễ hiểu, men vi sinh là những vi khuẩn tốt, giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật.

Trong thực tế, không ít người tìm cách sử dụng men vi sinh vì lợi ích sức khỏe chung chung trong khi đây cũng là một cách thức trị liệu của bác sĩ dành cho các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, tăng cường chức năng đường ruột. Hơn nữa, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể nhận được những lợi ích từ men vi sinh, giảm tần suất xảy ra những khó chịu trên đường tiêu hóa như đầy hơi, co thắt, tiêu chảy và táo bón.

Các nhà khoa học luôn tìm tòi, khám phá thêm nhiều chế phẩm sinh học mới đóng vai trò làm men vi sinh để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, hai nhóm vi khuẩn phổ biến nhất thường được sử dụng để sản xuất men vi sinh cho người là Lactobacillus và Bifidobacterium. Ngoài ra, nấm men, Saccharomyces boulardii và một số chủng E. coli cũng đang là các “ứng cử viên” tiềm năng được sử dụng làm men vi sinh.

Các chủng vi khuẩn trên được làm bất hoạt, đông khô và bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, bột hoặc hỗn dịch uống. Khi vào trong cơ thể, các vi khuẩn sẽ trở thành dạng hoạt động. Tuy nhiên, probiotic luôn có sẵn trong chế độ ăn uống đầy đủ hàng ngày như trong một số thực phẩm bao gồm sữa chua hay các sản phẩm lên men. Mặc dù vậy, một lợi thế của việc bổ sung probiotics tổng hợp là đạt được nồng độ cao, đã được pha chế đúng cách, dễ bảo quản và có thời hạn sử dụng lâu hơn so với chế phẩm sinh học tự nhiên. Trái lại, nguồn probiotic từ thực phẩm thường được xác định là an toàn, không phải là thuốc, phù hợp cho sức khỏe tự nhiên hơn và có thể dùng không cần chỉ dẫn đặc biệt của bác sĩ cũng như tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

Để tiếp tục cho câu hỏi Probiotic là gì? Thì chúng ta hãy xem thử probiotic có những loại nào?

Có những loại probiotic nào?

Trong thực tế thì có rất nhiều loại Probiotic khác nhau. Phổ biến nhất là 2 nhóm sau đây: 

  • Vi khuẩn có lợi Lactobacillus, Bifidobacterium. Đây là nhóm vi khuẩn xuất hiện nhiều nhất trong sữa chua, các chế phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm lên men. Với những người có hội chứng ruột kích thích (IBS), tiêu chảy, dị ứng với lactose, … có thể được khắc phục khi bổ sung nhóm này.
  • Nấm men Saccharomyces boulardii – loại nấm men Probiotic duy nhất cũng được tìm thấy trong nhiều chế phẩm sinh học, giúp chống tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, tiêu chảy du lịch và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, ngăn chặn sự tái phát của C. difficile, mụn trứng cá…

Probiotic có tác dụng gì đối với cơ thể?

Probiotic hoạt động trong hệ tiêu hóa chủ yếu bằng cách tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch và đường ruột của cơ thể, trấn áp các vi khuẩn có hại có thể gây bệnh cũng như nuôi cấy lại môi trường lợi khuẩn an toàn.

probiotic là gì? probiotic có tác dụng gì ?
Probiotics là gì? Probiotic có tác dụng gì đối với cơ thể?

Để trả lời được cho câu hỏi Probiotic có tác dụng gì? Thì chúng ta cần biết các lợi ích trên hệ tiêu hóa cụ thể do men vi sinh đem lại được liệt kê sau đây:

  • Giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của một số loại bệnh tiêu chảy lây nhiễm thông thường như tiêu chảy ở khách du lịch hay tiêu chảy do dùng kháng sinh dài ngày
  • Điều trị triệu chứng táo bón và đầy hơi trong ổ bụng
  • Cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
  • Ngăn ngừa và điều trị viêm đại tràng mãn tính, viêm túi thừa
  • Tăng sức đề kháng, cải thiện triệu chứng đau bụng ở trẻ bú mẹ hoàn toàn
  • Ngăn chặn các vi khuẩn gây hại phát triển và tăng sinh lên trong đường ruột, bám vào niêm mạc ruột và gây bệnh
  • Ngăn chặn sự hấp thu độc tố của các vi khuẩn gây bệnh bằng cách cải thiện sức khỏe của hàng rào niêm mạc ruột để chống lại nhiễm trùng
  • Tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch trong đường ruột và trong toàn cơ thể nói chung, sẵn sàng chống lại bất kỳ sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Điều trị một số loại bệnh về đường ruột

Một tác dụng của Probiotic khác nữa, vô cùng quan trọng chính là giúp ích cho việc hồi phục một số bệnh lý tại đường tiêu hóa. Đặc biệt là chứng tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh ở trẻ em và cả người lớn. 

Ngoài ra, trong điều trị bệnh viêm ruột (IBD) bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, Probiotic còn giúp làm thuyên giảm viêm và ngăn ngừa tái phát bệnh. Trong các trường hợp bị đầy hơi, tiêu chảy hoặc đau bụng do hội chứng ruột kích thích, bổ sung thêm lợi khuẩn probiotic còn giúp làm dịu bớt các triệu chứng. 

Bên cạnh đó, lợi khuẩn đường ruột này còn có những tác động tích cực đến quá trình điều trị một số bệnh lý thường gặp như: béo phì, đái tháo đường tuýp 2, gan nhiễm mỡ, kháng insulin…,

Cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột

Khi bổ sung Probiotics đủ lớn, Probiotics sẽ sinh sôi và chiếm chỗ các vi khuẩn gây hại, ức chế hoạt động gây hại của chúng, giúp cân bằng hệ thống vi sinh trong đường ruột. Từ đó giúp xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh được những bệnh tật về hệ tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, ruột kích thích, nhiễm trùng….

Bổ sung Probiotic sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ

Với những vai trò được xem là hoàn hảo kể trên, thì việc bổ sung Probiotic luôn được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách thì có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn.  

Probiotic là gì? Bổ xung probiotic sao cho đúng cách?

1. Ảnh hưởng đến tiêu hóa

Trong các trường hợp bổ sung chế phẩm sinh học Probiotic lần đầu tiên có thể gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Lý do là sự thay đổi đột ngột hệ vi sinh đường ruột, khiến chúng hoạt động và sinh khí nhiều hơn thông thường. 

Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những người sử dụng probiotic với hoạt tính men mạnh có thể dẫn đến những vấn đề liên quan tiêu hóa như táo bón. Để tránh các triệu chứng này, tốt nhất bạn nên bắt đầu bổ sung probiotic với liều lượng thấp. Sau đó hãy tăng liều theo thời gian để đảm bảo rằng không bị sinh nhiều khí trong đường ruột, đầy bụng và các khó chịu về tiêu hóa khác.

2. Vấn đề về da

Dù rất hiếm gặp nhưng trong một số trường hợp dùng men Probiotic có thể gây phát ban hoặc ngứa, sưng viêm da. Nguyên nhân là do một số chủng vi khuẩn như Lactobacillus buchneri, Lactobacillus helveticus, và Streptococcus thermophilus… có thể làm tăng sản sinh histamin trong đường tiêu hóa, có thể khiến mạch máu giãn nở, dễ thẩm thấu hơn và gây phản ứng trên da. 

Thế nên khi gặp phải trường hợp này, bạn nên dừng việc bổ sung chế phẩm men vi sinh đang sử dụng. Sau khi tình trạng ngứa hoặc phát ban được điều trị khỏi, có thể tham khảo các loại chế phẩm bổ sung probiotic khác phù hợp với cơ địa của mình.

3. Tăng nguy cơ dị ứng

Dù được đánh giá là lành tính, an toàn khi sử dụng nhưng một số chế phẩm bổ sung lợi khuẩn vẫn có thể gây dị ứng hoặc mắc chứng không dung nạp gluten, đậu nành, trứng, sữa, đường, hoặc dị ứng với nấm men…Đồng thời, một số chủng vi khuẩn trong các thực phẩm bổ sung lợi khuẩn có thể kích hoạt sản xuất histamin trong đường tiêu hóa. Khi histamin gia tăng sẽ kéo theo tăng tính thẩm thấu mạch máu . Dẫn đến các triệu chứng dị ứng như chảy mắt nước, ngứa, khó thở, chảy nước mũi,… Đặc biệt, trong trường hợp cơ thể không dung nạp histamin, các triệu chứng này còn có thể nặng nề hơn.  

4. Tăng nguy cơ miễn trùng

Ở những trường hợp đang bệnh nặng hay có hệ miễn dịch quá yếu kém cũng nên tránh sử dụng men Probiotic. Nguyên nhân là do những người này có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn hoặc nấm từ chế phẩm, khiến tình trạng sức khỏe trở nên tệ hơn. Do đó, những người đang mắc bệnh nặng, nằm viện hoặc những người có hệ thống miễn dịch quá yếu kém nên thận trọng khi dùng Probiotic.

5. Vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức (SIBO)

Vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức (SIBO) rất phổ biến hiện nay nếu lạm dụng bổ sung Probiotic, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Tình trạng này xảy ra với sự phát triển mạnh mẽ “vượt mức” của các vi khuẩn di chuyển từ ruột già đến ruột non gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột. Điển hình là hội chứng ruột kích thích kèm các triệu chứng như đầy bụng, đầy hơi, tiêu chảy… Điều này cũng lý giải vì sao tình trạng SIBO phổ biến ở những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS).

Như vậy, để phát huy hết những công dụng của Probiotic, tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người dùng cần bổ sung Probiotic vừa đủ, đúng cách. Tham khảo các loại sản phẩm Probiotic là gì từ nhà bán hàng uy tín cũng là cách giúp bạn bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đọc thêm: Canxi Uống Lúc Nào Là Hợp Lý?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài viết mới