Bởi rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà hội chứng tự kỷ ở trẻ ngày nay càng phổ biến. Thế nhưng rất nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu rõ về tự kỷ và có các quan niệm sai lầm về trẻ tự kỷ. Hãy cùng Orgavil đọc bài sau để tìm hiểu thêm về trẻ tự kỷ.
Nếu bạn đang lo lắng không biết bé nhà mình có bị tự kỷ không thì hãy tham khảo bài: 7+ Dấu Hiệu Trẻ Tự Kỷ Cha Mẹ Phải Biết
14 Quan Niệm Sai Lầm Về Trẻ Tự Kỷ
1. Tự kỷ là một rối loạn phát triển rất hiếm
Sự thật: Tự kỷ có tỉ lệ 01 trên 160 trẻ sơ sinh, tính đến năm 2012. Tự kỷ có ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong các gia đình thuộc mọi chủng tộc, dân tộc, và thành phần. Đồng thời cũng trả lời cho câu hỏi, tự kỷ là bệnh con nhà giàu.
2. Chỉ có bé trai mới bị tự kỷ
Sự thật: Mặc dù bé trai hay bị tự kỷ hơn bé gái 04 lần, nhưng nhiều bé gái đã được chẩn đoán mắc tự kỷ và bị ảnh hưởng bởi nhiều triệu chứng của tự kỷ.
3. Sau này tất cả người tự kỷ đều phải vào viện sống
Hầu hết những người tự kỷ sống tại nhà với gia đình hoặc nhóm nhà khi họ lớn tuổi. Chỉ có một bộ phận nhỏ người tự kỷ cần vào viện. Những người cần vào viện thường bị thiểu năng trí tuệ hoặc khuyết tật về thể chất hoặc thần kinh nghiêm trọng đi kèm với tự kỷ
4. Người mắc hội chứng tự kỷ không bao giờ muốn bị động chạm
Mặc dù một số trẻ tự kỷ quá nhạy cảm với các kích thích xúc giác ( nghĩa là bị động chạm hoặc chạm vào các vật khác), vẫn có rất nhiều trẻ tự kỷ thích được ôm, chơi các trò chơi có va chạm.
5. Người tự kỷ thường rất thông minh hoặc tài năng về âm nhạc
Họ có khả năng học một ngôn ngữ mới trong vài ngày, học thuộc lòng bách khoa toàn thư hoặc nhân nhẩm các số lớn trong đầu
Khoảng 70 – 80 % trẻ em tự kỷ có chỉ số IQ dưới trung bình. Nhiều trẻ bị thiểu năng trí tuệ, số còn lại có chỉ số IQ từ trung bình trở lên. Rất ít người tự kỷ có khả năng toán học hoặc tài năng âm nhạc siêu phàm. Những người tự kỷ có tài năng đặc biệt đã từng được gọi là “Những chàng ngố thiên tài”. Hiện nay từ “Ngố thiên tài” bị coi là miệt thị. Bây giờ người ta thích sử dụng từ “thiên tài tự kỷ” hơn.
6. Tự kỷ là do cách nuôi lạnh lẽo, xa cách, hoặc quát mắng của mẹ
Tự kỷ là rối loạn não bộ có nguồn gốc sinh học. Mặc dù nguyên nhân của tự kỷ chưa thể xác định rõ nhưng giả thuyết của “người mẹ băng giá” của Freud không còn được ủng hộ nữa. Vì những đứa con của chúng ta được biết bao yêu thương, chăm sóc.
7. Trẻ tự kỷ không biết đau
Mặc dù một số trẻ tự kỷ không biết đau, do ngưỡng cảm giác quá cao, còn hầu hết đều phản ứng đau bình thường.
8. Hầu hết trẻ tự kỷ không bao giờ học nói được
Khoảng 40-50% hầu như không hoặc không có ngôn ngữ, trường này thường kèm theo khuyết tật khác như thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu trẻ tự kỷ được phát hiện sớm và được trị liệu ngôn ngữ tập trung, can thiệp sớm thì có đến ¾ trẻ tự kỷ sẽ nói được.
9. Trẻ tự kỷ không bao giờ giao tiếp bằng mắt
Rất nhiều trẻ tự kỷ có giao tiếp mắt. Có thể là ít hơn hoặc khác so với những đứa trẻ bình thường, nhưng chúng có nhìn vào mắt những người đối diện, cười và thể hiện rất nhiều những giao tiếp không lời tuyệt vời khác.
10. Nguyên nhân của tự kỷ là do tiêm vắc xin
Những triệu chứng của tự kỷ thường xuất hiện trong khoảng năm 2, năm 3 vào thời điểm mà trẻ đang phải tiêm chủng rất nhiều. Sự xuất hiện những triệu chứng ấy trùng hợp với thời điểm tiêm vắc xin đã dẫn đến hàng loạt giả thuyết cho rằng vắc xin gây ra tự kỷ. Tuy nhiên sau nhiều nghiên cứu khoa học, người ta vẫn chưa tìm ra mối quan hệ nào giữa vắc xin và tự kỷ.
11. Trẻ tự kỷ không biểu hiện cảm xúc
Trẻ tự kỷ có thể thu mình và đôi khi không hiểu được cảm xúc của người khác. Tuy nhiên con thường thể hiện tình yêu và sự quan tâm, sự hồi hộp, mong đợi ngạc nhiên, ham muốn cũng như sự sợ hãi và lo lắng. Khả năng thể hiện những cảm xúc này của con có thể hạn chế.
12. Trẻ tự kỷ hoàn toàn bị cắt đứt khỏi những quan hệ người với người
Trẻ tự kỷ có thể có thể hầu như không quan hệ xã hội hoặc có một số mối quan hệ xã hội khác thường, nhưng dù sao con vẫn có quan hệ xã hội. Sự khó khăn trong giao tiếp và đồng cảm của trẻ làm cho trẻ khó có thể kết bạn. Tuy nhiên trẻ tự kỷ cũng rất đáng yêu, cảm nhận được và có thể đáp lại tình cảm yêu thương, sự quan tâm của mọi người. Trẻ có thể phát triển những mối quan hệ thân thiện với cô giáo và các bạn ở lớp, trẻ cũng thể hiện sự vui mừng trong ngày sinh nhật của bạn.
13. Tự kỷ là do mất cân bằng hoá học hoặc dị ứng và có thể chữa được bằng các chế độ ăn đặc biệt hoặc bổ sung dinh dưỡng
Mặc dù những giả thiết này có sức hấp dẫn không thể phủ nhận nhưng chưa có một chứng minh khoa học đáng tin cậy nào để ủng hộ giả thiết rằng tự kỷ là do thiếu hụt vitamin hoặc các chất dinh dưỡng khác, cũng như không có bằng chứng nào cho thấy chế độ ăn hay sự tiếp xúc với các chất độc hại và bị suy dinh dưỡng và điều trị những vấn đề này có thể làm cho trẻ khoẻ mạnh hơn những sẽ không thể chưa được tự kỷ.
14. Trẻ tự kỷ luôn luôn vô dụng và lệ thuộc, không thể sống một mình hoặc đóng góp cho xã hội
Tự kỷ là một căn bệnh có rối loạn trên phổ rộng từ những người phải sống hoàn toàn lệ thuộc vào chăm sóc người khác, không có ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ cho tới những người với chỉ số IQ trên trung bình và có những kĩ năng mà xã hội có thể cần đến, có thể sống độc lập.
Ba mẹ có thể tin rằng con của ba mẹ sẽ có một cuộc sống trọn vẹn. Con có thể không là một người giáo viên giỏi nhưng suy cho cùng thì trên thực tế con “bình thường” của nhiều cha mẹ khác cũng không đạt được những thứ đó.