Sữa thực vật là dòng sữa organic và là thực phẩm thiên nhiên rất giàu chất dinh dưỡng, được bày bán trong mọi siêu thị, cửa hàng tạp hóa. Với những giá trị dinh dưỡng mà các loại sữa có nguồn gốc thực vật mang lại, chúng đang dần trở thành một sự lựa chọn dinh dưỡng lành mạnh.
Cùng Orgavil tìm hiểu kỹ hơn về sữa có nguồn gốc thực vật qua bài viết sau.
Sữa thực vật là gì?
Sữa thực vật hay sữa có nguồn gốc thực vật là đồ uống có nguồn gốc từ thực vật, có thể tạo hương vị và mùi hương. Đây là dạng đồ uống thuần chay được sử dụng với mục đích thay thế dần cho các loại sữa động vật thông thường mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon.
Theo một số nghiên cứu, các chuyên ra cho rằng:
“Sữa thực vật không chứa Lactose nên dễ dàng được cơ thể dung nạp, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn ở một số người.”
Theo các định nghĩa của FDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, sữa được định nghĩa là
“Chất lỏng tiết ra thu được từ một hoặc nhiều động vật có khả năng sản xuất sữa như bò, dê, cừu,…”
Từ sự xuất hiện của các loại sữa thực vật, các tiêu chuẩn về chất dinh dưỡng trong sữa cũng được thay đổi. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong mỗi loại sữa thực vật không giống nhau nhưng chúng đều có điểm chung là không chứa Cholesterol và có hàm lượng chất béo bão hòa rất ít.
Thành phần dinh dưỡng trong sữa thực vật
Thành phần dinh dưỡng trong sữa thực vật không cố định, chúng được phụ thuộc vào nguồn gốc của các loại ngũ cốc, hạt, hay cây được sử dụng để tạo thành sữa thực vật.
Ví dụ như sữa đậu nành, đây có thể coi là loại sữa có nguồn gốc thực vật đầu tiên được xuất hiện có khả năng thay thế sữa bò. Sữa đậu nành có khả năng chứa cùng lượng Protein với sữa bò, ngoài ta còn bao gồm các chất dinh dưỡng như:
- Axit béo Omega – 3
- Chất xơ
- Mangan
- Magie
Một loại sữa thực vật phổ biến nữa đó là sữa gạo, được sản xuất từ gạo lứt, tinh bột gạo lứt. Đây là loại sữa nguồn gốc thực vật ít gây dị ứng nhất nhưng lại không chứa chất xơ và có rất ít Protein như sữa bò và sữa đậu nành, nhưng bù lại, nó chứa một lượng nhỏ Canxi tự nhiên, nhiều Carbohydrate và có vị ngọt hơn.
Phân loại sữa có nguồn gốc thực vật
Sữa có nguồn gốc từ thực vật hiện nay rất phổ biến và đa dạng, có thể được phân loại theo nguồn gốc như sau:
Phân loại sữa thực vật |
Nguồn gốc |
Sữa thực vật từ ngũ cốc |
Lúa mạch, Fonio, kê, ngô, yến mạch, lúa mạch đen, gạo, lúa miến, teff, triticale, spelling, lúa mì,… |
Sữa thực vật Pseudocereals |
Rau dền, kiều mạch, quinoa |
Sữa thực vật từ đậu |
Lupin, đậu hà lan, đậu phộng, đậu nành |
Sữa thực vật từ hạt |
Hạnh nhân, hạt brazil, hạt điều, quả phỉ, hạt mắc ca, hồ đào, quả hồ trăn, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, hạt gai dầu, hạt bí ngô, hạt mè, hạt hướng dương |
Sữa thực vật có nguồn gốc khác |
Dừa, khoai tây, hạt cọp |
Bên cạnh đó còn có một số loại sữa thực vật là hỗn hợp, được tạo ra từ việc trộn nhiều loại sữa lại với nhau. Phổ biến có thể kể đến như: Sữa Hạnh Nhân – Dừa, sữa Hạnh Nhân – Hạt Điều,…
Vì sao các loại sữa thực vật được lựa chọn?
Tại sao lại nói sữa thực vật có thể thay thế sữa động vật? Ưu điểm đầu tiên của dòng sữa này chính là việc rất lành tính. Chúng hoàn toàn THUẦN CHAY, giúp cơ thể không dung nạp Lactose, khả năng gây dị ứng rất thấp mà hàm lượng dinh dưỡng cũng rất ổn.
Bệnh cạnh đó, lợi thế về việc hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa của sữa thực vật cũng rất được chú ý đến. Chúng còn giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, dễ dàng kết hợp với các chế độ ăn kiêng, giảm cân mà vẫn hỗ trợ rất tốt cho quá trình trao đổi chất.
Chính vì thế mà với nhiều gia đình, sữa có nguồn gốc từ thực vật đang dần trở thành sự lựa chọn tăng cường sức khỏe thay thế hiệu quả cho sữa bò truyền thống.
Có nên dùng sữa thực vật cho các bé?
Sữa hạt là một nhóm trong sữa thực vật, được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe cho bé đánh giá rất cao về các giá trị dinh dưỡng mà chúng đem lại. NHƯNG, với các trẻ dưới 01 tuổi, việc sử dụng thực vật vẫn đang là một cuộc tranh cãi với hai luồng ý kiến trái chiều:
- Một bên cho rằng sữa có nguồn gốc thực vật hoàn toàn có thể thay thế cho việc sử dụng sữa động vật.
- Một bên lại cho rằng điều đó là bất khả thi, sữa có nguồn gốc thực vật không thể thay thế sữa bò về mặt giá trị dinh dưỡng. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ sử dụng sữa thực vật có chiều cao kém hơn so với sữa bò.
Xong, cho đến thời điểm hiện tại, cả hai ý kiến trên vẫn chưa có những nghiên cứu, dẫn chứng đủ sức thuyết phục. Vì thế nên việc lựa chọn sử dụng sữa thực vật cho bé nên dựa theo một số lưu ý sau:
- Chỉ nên cho trẻ làm quen với sữa thực vật giống như một bữa ăn nhẹ từ 06 tháng tuổi trở đi. Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu ăn dặm, nên sử dụng các loại thực vật dễ tiêu như: Sữa khoai lang, sữa yến mạch, sữa hạt sen,…
- Từ 01 tuổi trở đi, bé đã hoàn toàn có thể tiêu hóa và hấp thụ được thức ăn đặc hơn, sữa thực vật lúc này nên được sử dụng như là một món ăn trong thực đơn cho bé, nên giới hạn sử dụng hàng ngày dưới 500ml mỗi ngày. Nên sử dụng đa dạng các loại để bé nhận đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Cần cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng sữa có nguồn gốc đậu nành, đậu phộng, hạnh nhân, mè vì chúng dễ gây dị ứng.
- Sữa thực vật có thể được các mẹ nấu thủ công tại nhà, để dễ dàng cân đối nguồn dinh dưỡng cho bé.
- Nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sử dụng hiệu quả các loại sữa và cung cấp dinh dưỡng cho bé.