0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Trẻ 2 tuổi bị tự kỷ có chữa được không?

Bài viết khác

Trẻ 2 tuổi bị tự kỷ có chữa được không đang là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ không may mắc hội chứng này. Hiện nay, thông tin về tự kỷ đang rất nhiều trên các trang mạng xã hội, giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng và tổng quan hơn. Qua đó, mở ra cơ hội cho trẻ tự kỷ dễ dàng hòa nhập với cộng đồng, với cuộc sống.

Đọc thêm: 14 Quan Niệm Sai Lầm Về Trẻ Tự Kỷ

Nếu bạn đang quan tâm về chủ đề này, đừng bỏ qua nội dung bài viết này cùng Orgavil.

Trẻ 2 tuổi bị tự kỷ có chữa được không?

Chúng ta cần hiểu rõ, tự kỷ không phải là bệnh. Đó là một khuyết tật được phát triển, gây ra bởi sự bất thường trong cấu trúc của não bộ. Tuy nhiên, chính xác điều gì đã dẫn tới hội chứng này thì cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thích đáng về vấn đề này. 

Tự kỷ được xem là hội chứng được kéo dài suốt một cuộc đời của con người. Hiện nay, chưa có bất kỳ liệu thuốc nào có thể chữa khỏi tự kỷ và triệu chứng hình thành nên nó. Do đó, nếu phát hiện sớm thì nhất định là một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện những khiếm khuyết mà các bạn nhỏ đang gặp phải.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng:

Trẻ mắc tự kỷ nếu được can thiệp sớm trước khi 2 tuổi thì có cơ hội phát triển bình thường và có sự hòa nhập với cộng đồng lên tới 80%, sau 2 tuổi thì có còn lại 50% và giảm dần khi phát hiện nó muộn hơn.”

tre 2 tuoi bi tu ky co chua duoc khong
Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm tỉ lệ thành công cao

Đây có lẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi “trẻ 2 tuổi bị tự kỷ có chữa được không?”. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát hiện điều trị sớm thì gia đình là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển, cải thiện của trẻ tự kỷ.

Có những đứa trẻ khi ở giai đoạn nhẹ, phát hiện trước 2 tuổi nhờ được bố mẹ quan tâm đúng mức, đúng lúc, tương tác qua lại mỗi ngày. Điều này được can thiệp một cách đúng chuẩn giúp thúc đẩy tiến bộ nhanh chóng, có thể học được bởi những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng. 

Tham khảo thêm: Hướng dẫn dạy trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả

Ngược lại, với những trường hợp trẻ dù đã xác định có đầy đủ các dấu hiệu trẻ tự kỷ song cha mẹ không chấp nhận kết quả, đưa con đi hết bệnh viện này tới trung tâm kia với hy vọng chẩn đoán ban đầu là sai.

Dù kết quả thế nào, đứa trẻ cũng sẽ mất đi cơ hội được can thiệp sớm, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Thế nhưng, những đứa trẻ này vẫn có thể hòa nhập được nhưng cha mẹ cần hỗ trợ chính, nỗ lực và kiên trì nhiều hơn, phối hợp với các nhà trị liệu chuyên biệt giúp cải thiện hành vi, học tập cũng như nhận thức còn yếu kém. 

Tham khảo thêm: Có nên cho trẻ tự kỷ học trường chuyên biệt không?

Sự khác biệt giữa các mức độ tự kỷ mà cha mẹ nên ghi nhớ

Rối loạn phổ tự kỷ là hội chứng mà biểu hiện theo một cấp độ nhất định từ nhẹ đến nặng. Một số trẻ tự kỷ có kỹ năng học tập cũng như giải quyết vấn đề tốt, trong khi những trẻ khác cần người hỗ trợ trong việc sinh hoạt, học tập hàng ngày. 

Theo tiêu chuẩn cũng như chuẩn đoán về tự kỷ của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ, có 3 mức độ để đánh giá trẻ tự kỷ: 

Cấp độ 1

  • Trẻ ít được quan tâm và tương tác, hoạt động xã hội;
  • Gặp những khó khăn khi bắt đầu và duy trì một cuộc hội thoại đơn giản;
  • Hạn chế việc giao tiếp qua lời nói, hành động, ngữ điệu, ngôn ngữ;
  • Khó thích nghi với sự thay đổi trong thói quen hoặc hành vi;
  • Không có nhu cầu kết bạn hoặc trò chuyện với người xung quanh

Cấp độ 2

  • Trẻ thiếu đi kỹ năng giao tiếp bằng lời nói hoặc phi ngôn ngữ;
  • Có những hành vi định hình hay được lặp đi lặp lại, giới hạn trong sở thích;
  • Khó chịu bởi sự thay đổi về các đồ vật, thói quen hàng ngày trong gia đình;
  • Không có khả năng giao tiếp và tương tác qua lại đối với người khác

Cấp độ 3

  • Suy giảm ngôn ngữ một cách đáng kể, trẻ không thể nói hoặc không có phản ứng với bất cứ tiếng động nào;
  • Không cách nào bày tỏ mong muốn, nhu cầu của bản thân bằng lời nói, cử chỉ hay bằng ánh mắt;
  • Hạn chế việc tham gia vào các hoạt động tương tác của xã hội;
  • Có những nỗi ám ảnh vô hình nhất là sợ hãi đám đông. 

Trên đây là những nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi “Trẻ 2 tuổi bị tự kỷ có chữa được không?’. Hy vọng bài viết này đã trở thành lời giải đáp tốt nhất về những thắc mắc và giúp tháo gỡ những ẩn số trong lòng phụ huynh trẻ tự kỷ. Hành trình này nên cần tới sự can thiệp sớm, rất nhiều gian nan và vất cả không chỉ con cái mà cả gia đình.

Cha mẹ đừng quên lựa chọn cho con những điều tốt nhất để con có thể sớm hòa nhập, cải thiện nhanh hơn nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bài viết mới